Tìm Hiểu: Những Thành Phần Hóa Học Của Trà Xanh | Những Lợi Ích Sức Khỏe Mà Trà Xanh Mang Lại

Trà xanh là thức uống quen thuộc bao đời nay của không chỉ người dân Việt Nam mà còn nhiều nơi khác trên Thế Giới. Ngoài việc đừng dùng để giải khát thì trà xanh có giá trị rất lớn về mặt tinh thần và sức khỏe. Với những công nghệ hiện đại ngày nay người ta đã có thể nghiên cứu những thành phần hóa học của trà xanh bao gồm những gì và nó tác động như thế nào tới sức khỏe của chúng ta. 

Thành phần hóa học của trà xanh

Nước

Trong những búp trà xanh hay bất kì loại thực vật nào thì cũng đều chứa nước. Nước trong lá trà là một trong những thành phần tham gia vào quá trình oxy hóa của trà, điều này thường được thấy qua công đoạn sản xuất trà olong. 

Nước trong lá trà là một trong những thành phần tham gia vào quá trình oxy hóa của trà

Xem thêm: Tìm Hiểu Về Cây Trà Xanh | Đặc Điểm Thân, Rễ, Cành, Hoa & Lá

Hợp chất Phenol

Đây là hợp chất tạo ra hương vị của trà, một loại chất chiếm tỉ trọng lớn trong trà xanh được tạo ra để phòng chống các loại động vật hại cây. Hàm lượng polyphenol cao nhất ở những búp non và lá trà trên cùng,  càng xuống dưới thì hàm lượng này càng giảm xuống. 

Hàm lượng polyphenol cao nhất ở những búp non

Trong trà xanh có hàng chục ngàn loại hợp chất Phenol, trong đó “flavonoid” là nhóm polyphenol có sức ảnh hưởng nhất trong trà xanh, đem lại rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Nhóm flavonoid này còn đươc biết đến với tên là “Tanin”, trong nhóm này có chứa các chất quan trọng như: Catchin, epigallocatechin gallat (EGCG),…

Xem thêm: EGCG Trong Trà Xanh Là Chất Gì? 

Caffeine

Tương tự như cafe thì trong thành phần hóa học của trà xanh cũng có chứa Caffeine. Đây là một loại chất vừa có lợi và cũng vừa có hại cho sức khỏe. Nếu sử dụng với hàm lượng nhỏ thì caffeine đem lại sự hưng phấn kích thích, lợi tiểu, hỗ trợ tim mạch, hỗ trợ tiêu hóa, giải độc, chống xơ vữa động mạch. Nhưng nếu sử dụng nhiều thì chúng lại đem lại những tác dụng phụ như: chóng mặt, buồn nôn,…

Hàm lượng caffeine trong trà xanh và cafe

Hàm lượng caffeine trong trà xanh còn phụ thuộc vào thời tiết và mùa vụ thu hái, giống trà và cách thu hái lá (mỗi bộ phận sẽ có hàm lượng caffeine khác nhau).

L-theanine

Các polyphenol được tạo ra từ L-theanine khi có sự tác động mạnh của ánh sáng mặt trời. Hàm lượng L-theanine có trong trà rất thấp, đặc biệt là những vùng đồi trà vì có sự tác động từ ánh sáng mặt trời. Để có hàm lượng chất này cao hơn thì người ta sẽ che mát cho trà trước khi thu hoạch. Đây là chất sẽ giúp đầu óc thư giãn, giảm stress, bớt căng thẳng tinh thần.

Che mát trước khi thu hoạch để có L-theanin cao hơn

Carbohydrates

Không chỉ có cây trà xanh mà tất cả những loại thực vật khác thì đều tích trữ năng lượng trong quá trình quang hợp thông qua tinh bột và đường hay còn gọi là Carbohydrate. Đó cũng là lý do vì sao khi uống trà chúng ta thường thấy có vị hơi ngọt và đây cũng là chất tham gia vào quá trình lên men hay oxy hóa của lá trà trong quá trình sản xuất trà olong hay các loại trà đen. 

Xem thêm: Cách Sử Dụng Trà Xanh Giảm Cân Hiệu Quả

Các chất màu

Các chất màu trong trà xanh gồm có: Anthocyanidin (Cyanidin, Delphenidin), Carotenoid, Chlorophyll. Các chất này quyết định đến màu sắc của lá trà và màu sắc của nước trà khi pha. Chlorophyll là chất tạo ra màu xanh, Carotenoid tạo ra màu cam vàng. Do đó khi pha trà xanh thì chúng ta sẽ thấy nước trà màu xanh hơi vàng. 

Vitamin và khoáng

Trà xanh có chứa nhiều loại vitamin và khoáng phổ biến như: Vitamin C, A, B2, B3, B5, kali, Flour,…Đặc biệt là Vitamin C với hàm lượng rất cao, cao hơn nhiều so với hàm lượng trong quả cam.  Với thành phần khoáng thì Kali chiếm số lượng lớn, có tác dụng trong việc kháng khuẩn, bảo vệ răng miệng,..

Vitamin có trong trà xanh

Enzyme

Enzyme là thành phần của trà xanh, là một trong những chất chính tham gia vào quá trình oxy hóa khi sản xuất trà đen hay trà olong. Polyphenol oxidase và peroxidase là 2 loại enzyme quan trọng nhất trong trà xanh, là chất xúc tác chính cho việc lên men, điều này xảy ra khi các polyphenol tiếp xúc với oxy bên ngoài không khí. 

Lipopolysaccharide

Theo wikipedia, Lipopolysaccharide (LPS), còn được gọi là lipoglycan hoặc nội độc tố, là các đại phân tử được cấu tạo gồm lipid và polysaccharide. Đây là chất giúp cơ thể tránh khỏi những độc tố hóa học. 

Tinh dầu và các acid đi cùng tinh dầu

Là thành phần quyết định tới hương của trà xanh, chúng cũng có những tác dụng có lợi cho hệ thần kinh, não bộ và hệ tiêu hóa của chúng ta. 

Giá trị dinh dưỡng của trà xanh

Việc thành phần hóa học của trà xanh chứa nhiều loại chất có lợi như vậy thì giá trị dinh dưỡng của trà xanh đối với chúng ta cũng rất đa dạng. Những giá trị về mặt dinh dưỡng chúng ta có thể kể đến như:

  • Cung cấp vitamin cho cơ thể: Như đã đề cập ở trên thì trà xanh có chứa nhiều loại vitamin như C,A, B2, B3, B5. Việc uống trà hàng ngày sẽ giúp cơ thể bổ sung được các vitamin cần thiết. Đặc biệt là Vitamin C khi trong trà xanh hàm lượng của loại vitamin này là rất lớn.
  • Trà xanh cung cấp protein và axit amin: Trong trà có chứa khoảng mấy chục loại axit amin khác nhau tuy nhiên hàm lượng chưa cao nhưng vẫn có thể dùng để bổ sung hàng ngày cho cơ thể được.
  • Bổ sung các chất khoáng cho cơ thể: Trong trà xanh có chứa các loại chất như sắt,kali, mangan, kẽm, đồng, flo, sêlen, iốt,…những chất này sẽ rất tố cho sinh lý của con người. 
Trà xanh có rất nhiều công dụng tốt

Những công dụng tuyệt vời từ trà xanh

Những công dụng phổ biến nhất của trà xanh có thể kể đến như: 

  • Công dụng thanh nhiệt, giải độc
  • Tác dụng của chè xanh giúp làm chậm tiến trình lão hóa
  • Uống nước chè xanh giúp ổn định huyết áp
  • Uống nước chè giúp ngừa bệnh ung thư
  • Công dụng giúp sảng khoái, giảm buồn ngủ của chè xanh
  • Giảm cholesterol & hỗ trợ giảm cân
  • Tác dụng tăng cường sức đề kháng 
  • Uống chè xanh tốt cho gan, thải độc gan
  • Tốt cho người bệnh tiểu đường
  • Hỗ trợ tăng cường trí nhớ
  • Công dụng của chè xanh chữa bệnh lỵ
  • Chè xanh ngừa các bệnh ngoài da rất tốt

Xem thêm: Uống trà xanh thay nước có tốt không?