Say Trà Xanh Là Gì? Dấu Hiệu & Cách Chữa Say Chè Xanh
Đối với những người mới bắt đầu tập uống trà thì rất dễ gặp phải tình trạng say trà, điều này làm cản trở rất nhiều trong quá trình chúng ta tìm hiểu và muốn sử dụng trà một cách thường xuyên. Hãy cùng Blog Trà Xanh Thái Nguyên tìm hiểu về hiện tượng này và tìm ra giải pháp khắc phục nhé.
Say trà hay say trà xanh là gì?
Say trà là một phản ứng của cơ thể khi bạn hấp thụ trà sai cách hoặc sai thời điểm, lúc này các hoạt chất có trong trà sẽ ảnh hưởng tới dạ dày, máu và hệ thần kinh của bạn, gây ra các cảm giác nôn nao khó chịu trong một khoảng thời gian trước khi các hợp chất này được cơ thể xử lý.
Về cơ bản các triệu chứng sẽ tương tự như say cà phê, nhưng ở mức độ nhẹ hơn có một số triệu chứng đặc trưng khác.
Những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của say trà xanh đó là: chóng mặt, nôn nao, buồn nôn, vã mồ hôi lạnh, tay chân run hoặc năng hơn là xây xẩm, ngất xỉu.
Tại sao bạn lại bị say trà xanh
Nguyên nhân của hiện tượng này là do phản ứng đào thải của cơ thể khi có chất lạ xâm nhập, hoặc lượng chất nào đó tăng đột biến trong cơ thể, cơ chế này gần giống như khi bị trúng thực. Chính xác hơn thì đó là do cơ thể phản ứng lại với caffeine, catechin và theanine, đây đều là những hợp chất có lợi cho cơ thể, tuy nhiên có thể vì có thể bạn dị ứng với những chất này, hoặc do bạn dung nạp quá nhiều hoặc không đúng lúc, đúng cách đều có thể khiến bạn bị say trà.
Say chè xanh có nguy hiểm không?
Về cơ bản đối với người có sức khỏe bình thường, không có các vấn đề nghiêm trọng về tim mạch thì say trà chỉ khiến bạn mệt mỏi và ảnh hưởng đến hoạt động của bạn trong một khoảng thời gian.
Nhưng đối với những người bị bệnh tim mạch, đặc biệt là cao huyết áp thì những biến chứng do say trà mang lại thức sự rất khó lường.
Xem ngay: Cách Pha Trà Xanh Mật Ong, Trà Xanh Đường Phèn, Trà Gừng & Những Lưu Ý
Cách chữa say trà xanh đơn giản & hiệu quả
Khi bị say trà bạn cần phải nghỉ ngơi, không làm bất cứ công việc gì và có thể áp dụng một trong những cách như sau:
- Uống nhiều nước để cơ thể thanh lọc, có thể pha nước chanh với gừng vào đường để uống
- Nếu có dấu hiệu hạ đường huyết thì hãy ăn chút bánh kẹo, mứt.
- Xoa ấm lòng bàn tay bàn chân.
- Ấn nhẹ vào các huyệt Ấn đường, Thái Dương, Bách Hội, Phong trì
Lưu ý cách uống chè xanh để không bị say
Say trà xanh có thể đến với bạn bất cứ lúc nào kể cả bạn là người đã uống trà lâu năm, vì vậy hãy tập cho mình những thói quen khi thưởng thức trà như sau:
- Không nên uống trà quá đậm, nếu bạn có sở thích đặc biệt với kiểu uống trà này thì mỗi lần chỉ nên uống một lượng ít thôi và dàn trải đều ra cả ngày.
- Không nên uống trà khi bạn đang đói bụng, lúc này cơ thể bạn có khả năng hấp thụ rất mạnh, đồng thời uống trà sẽ khiến axit dạ dày tăng mạnh nhưng không hề có thức ăn để tiêu hóa, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày của bạn.
- Nên uống trà với một ít đồ ăn nhẹ, nên lựa chọn các loại đồ ăn có hương vị nhẹ nhàng để tránh lấn át cảm giác thưởng trà của bạn
- Nếu bạn mới tập uống trà hãy bắt đầu với trà đen hoặc trà Ô long đây là đều là những loại trà có hàm lượng catechin thấp, nhưng vẫn có hương vị không hề tệ.
- Đối với người bị bệnh tim mạch và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại trà nào.
Xem ngay: Bà Bầu Uống Nước Chè Xanh Tốt Không? Lưu Ý Khi Uống Để Có Hiệu Quả Tốt Nhất
Vừa rồi là những trình bày của Blog Trà Xanh Thái Nguyên về hiện tượng say trà cũng như cách khắc phục và lưu ý khi sử dụng. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết và mong các bạn sẽ luôn tìm được niềm vui trong việc thưởng thức trà.