Tìm Hiểu Về Các Quy Cách Đóng Gói Của Trà Thái Nguyên

Trà Tân Cương Thái Nguyên là một trong những loại trà ngon nhất Việt Nam với hương thơm cốm non đặc trưng, vị tiền chát dịu & hậu ngọt đượm sâu.

Đối với những loại trà Thái Nguyên cao cấp thường sẽ được chia thành các loại quy cách đóng gói như 10g, 100g, 200g, 250g hay 500g. Vậy tại sao người ta lại chia ra làm nhiều quy cách như vậy, cùng nhau tìm hiểu tại bài viết này nhé.

Các quy cách đóng gói trà Thái Nguyên
Các quy cách đóng gói trà Thái Nguyên

Tùy theo các doanh nghiệp mà họ lựa chọn các loại túi có chất liệu khác nhau, các loại chất liệu thường là túi thiếc tráng bạc, túi giấy tráng bạc, túi zip hiện đại hay túi nilon. Trong đó túi thiếc & túi giấy tráng bạc được sử dụng nhiều nhất bởi chất lượng bảo quản trà tốt hơn các loại túi thông thường.

Trà được đóng gói trong túi nilon thông thường
Trà được đóng gói trong túi nilon thông thường

Túi nilon thông thường sẽ dễ dàng bắt gặp tại các chợ, lề đường hay cửa hàng tạp hóa, những loại trà ở đây chất lượng không cao, thường được đóng sẳn thành 1kg, 2kg,…hoặc trà được để trong 1 bao nilon to nếu có khách hỏi mua thì bắt đầu đem cân rồi chiết ra thành túi nilon nhỏ.

Loại túi thiếc tráng bạc
Loại túi thiếc tráng bạc

 

Túi zip thông thường
Túi zip thông thường
Túi zip hiện đại
Túi zip hiện đại

”Đối với trà, người ta thường đựng trong túi zip cao cấp, túi thiếc hay túi giấy tráng bạc, các loại túi phải đảm bảo kín, được bọc một lớp giấy màu bên ngoài để không cho ánh sáng lọt vào làm hỏng trà. Quan trọng nhất là các gói trà phải được hút chân không 100%, hút chân không nhằm loại bỏ không khí bên trong gói trà, giúp thời gian bảo quản trà lâu hơn, tốt hơn, giúp chè không bị hỏng, mốc.

Một số lưu ý:

Tối ưu nhất bạn nên mua những gói trà đóng trong túi thiếc tráng bạc được hút chân không 100%, vì đây là loại túi giúp bảo quản trà được lâu nhất. Nếu túi không bị xì hơi bạn hoàn toàn có thể bảo quản trong 2 năm mà vẫn đảm bảo được độ ngon của trà.

Túi thiếc tráng bạc hút chân không được tin dùng vì bảo quản trà tốt nhất
Túi thiếc tráng bạc hút chân không được tin dùng vì bảo quản trà tốt nhất

Nếu bạn sử dụng gói zip hay túi giấy cao cấp, loại này trông đẹp mắt hơn tuy nhiên mức độ bảo quản trà cũng hạn chế vì khi hút chân không sẽ không được chắt và kín như túi thiếc. Nếu sử dụng loại túi này, bạn nên sử dụng trà nhanh trong vòng 1 tuần thì là hợp lý.

Lời khuyên cuối cùng là bạn không nên mua trà đựng trong túi nilon vì bảo quản trà rất kém. Không một doanh nghiệp chuyên về trà nào sử dụng túi nilon để đóng gói cả, thường các loại trà đựng bằng túi nilon sẽ kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Các quy cách đóng gói của chè Thái Nguyên được chia ra làm nhiều gói với các khối lượng khác nhau giúp khách hàng dễ mua hàng hơn thay vì phải mua 1 lần quá nhiều tận gói 1kg hay 2kg. Vậy nên mua gói 10g, 100g, 200g hay 500g là phù hợp?

Túi trà hút chân không 10g
Túi trà hút chân không 10g
Quy cách đóng gói trà Thái Nguyên100g
Quy cách đóng gói trà Thái Nguyên100g
  • Gói nhỏ 10g pha vừa đủ một ấm trà, dùng bao nhiêu là hết bấy nhiêu vừa đẹp cho một buổi uống trà. Đây cũng là quy cách bảo quản trà tốt nhất. Giá cũng thường sẽ đắt hơn từ 100.000đ – 200.000đ / kg.
  • Chè Tân Cương Thái Nguyên 100g thời gian dùng hết 1 gói là khoảng 1 tuần.
  • Chè Tân Cương Thái Nguyên 200g – 250g – 500g thì dùng tầm 1 tháng – 3 tháng tùy theo mức độ uống trà thường xuyên của bạn mà lựa chọn cho phù hợp.

Tóm lại, người ta chia ra làm nhiều quy cách đóng gói để giúp bảo quản trà được tốt hơn, khối lượng càng nhỏ bảo quản càng tốt tuy nhiên giá của nó sẽ đắt hơn một chút. Giá của 10g > 100g > 200g, 250g, 500g.

Chọn các quy cách đóng gói trà Thái Nguyên sao cho phù hợp có thể đã quen với những người sành trà hay những người uống trà thường xuyên, mặc khác còn rất nhiều người còn chưa biết công dụng, cũng như hạn chế của những vật liệu, cách đóng gói cũng như cách bảo quản trà. Hy vọng bài viết này ít nhiều sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của từng loại quy cách đóng gói, từ đó có quyết định mua hàng phù hợp nhé.

Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *